---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Đạo Giáo
----------------------------- Từ Điển Đa Ngôn Ngữ - Cs Minh Thông -----------------------------
● Dao (C), Dō (J), Taoism.
----------------------------- Trích Lục Phật Học - Cs Hạnh Cơ -----------------------------
● Là một tôn giáo được sản sinh ngay trong đất nước Trung-quốc. Tôn giáo này tôn Lão Tử làm giáo tổ, lấy Đạo Đức Kinh làm kinh điển chủ yếu, lấy tư tưởng Lão Trang làm giáo nghĩa trung tâm, rồi thêm vào loại tín ngưỡng thần tiên trong thời Tần - Hán, các thuật bói toán cổ đại, dung hợp thuyết âm dương ngũ hành, cùng với sấm vĩ, bùa chú, và các tín ngưỡng thông tục trong dân gian; lại cũng thu nạp cả một số tư tưởng của Nho gia và Phật giáo. Tất cả những thứ đó đã làm thành hệ tư tuởng của Đạo Giáo. Người khai sáng ra Đạo Giáo là Trương Lăng (tức Trương Đạo Lăng, 34-156), ở vào khoảng đời vua Hán Thuận đế (126-144), thời Đông-Hán. Đạo Giáo (cũng được gọi là Ngũ-đấu-mễ đạo) ở thời Trương Lăng mới chỉ được coi là giai đoạn khai đạo, phải đến đời con là Trương Hành và cháu là Trương Lỗ mới thực sự hoàn chỉnh. Trong thời vua Hán Linh đế (167-189), Trương Giác đã lập ra Thái-bình đạo; đó là một chi phái lớn đầu tiên tách ra từ Đạo Giáo.
Thái-bình đạo có thanh thế rất mạnh, có đến mấy chục trụ sở đặt ở khắp nơi, giáo đồ đông đến vài vạn, làm cơ sở cho cuộc khởi nghĩa nông dân gọi là “Khăn vàng” (Hoàng cân) vào năm 184. Sau đó, trong thời Tây-Tấn (265-316), vì muốn tranh giành ảnh hưởng với Phật giáo, giới trí thức Đạo Giáo đã tạo ra cuốn sách gọi là “Lão Tử Hóa Hồ Kinh”, tuyên truyền rằng, sau khi Lão Tử biệt tích ở Trung-quốc, ông đã sang Ấn-độ giáo hóa dân chúng và tu hành đắc đạo thành Phật Thích Ca Mâu Ni. Nhờ xảo thuật này mà Đạo Giáo càng được lan rộng. Năm đầu thời Đông-Tấn (năm 317), Cát Hồng soạn thiên “Bão Phác Tử”, chỉnh lí và truyền bá các lí luận về bói toán và thần tiên có từ thời Chiến-quốc, cùng hệ thống hóa nội dung tư tưởng của Đạo Giáo, làm thành điển tịch cơ bản cho Đạo Giáo. Trong thời Đông-Tấn này, giáo đồ tin rằng Trương Đạo Lăng là bậc Thiên Sư, do đó, Đạo Giáo lại được gọi là Thiên-sư đạo.
Vào thời đại Nam-Bắc-triều (386-589), đạo sĩ Khấu Khiêm Chi ở Tung-sơn (Bắc-triều), tự tuyên bố phụng thừa ý chỉ của Thái Thượng Lão Quân để thanh lí và chấn chỉnh Đạo Giáo, xưng mình là Bắc Thiên-sư đạo (hoặc Tân Thiên-sư đạo). Chẳng bao lâu, các đạo sĩ như Lục Tu Tĩnh, Đào Hoằng Cảnh, v.v... (Nam-triều) cũng chỉnh lí kinh thư, biên soạn các nghi thức, qui tắc về trai giới, làm cho lí thuyết cùng hình thức tổ chức của Đạo Giáo càng thêm hoàn bị, bèn xưng mình là Nam Thiên-sư đạo. Từ đó, Thiên-sư đạo (tức Đạo Giáo) được chia làm hai nhánh Bắc và Nam. Cả hai nhánh đều ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của Đạo Giáo.
Đến thời đại nhà Đường (618-907), pháp tôn (cháu theo thứ bậc trong đạo) của Đào Hoằng Cảnh là Vương Viễn Tri, đã hợp nhất Bắc và Nam Thiên-sư đạo, làm cho cơ sở của Đạo Giáo dưới vương triều Đường vô cùng hưng thịnh. Các đời vua thuộc vương triều này đều sùng phụng Đạo Giáo, cho dựng miếu thờ Lão Tử, ban lệnh xây đạo quán ở từng châu quận, đem Đạo Đức Kinh vào chương trình khoa cử, gọi các sách Lão Tử, Trang Tử, Liệt Tử là “chân kinh”. Đời Ngũ-đại (907-960), Đỗ Quang Đình lại cực lực chỉnh lí điển tịch Đạo Giáo, bởi đó mà nghi lễ của Đạo Giáo được tập đại thành. Lữ Động Tân thì lấy châm ngôn “từ bi độ thế” làm con đường đắc đạo. Giáo lí của Đạo Giáo dưới vương triều Tống (960-1279) lại càng phát triển mạnh. Vua Tống Chân-tông (998-1022) từng ban sắc lệnh cho Vương Khâm Nhược và Trương Quân Phòng biên tập Đạo tạng (hình thành kho sách Đạo Giáo). Vua Tống Huy-tông (1101-1125) tự gọi mình là Giáo Chủ Đạo Quân hoàng đế, và ban lệnh cho thiên hạ, mỗi nhà đều phải tìm kiếm, sưu tầm “tiên kinh” của Đạo Giáo, giảo định và khắc in để hoàn thành Đạo tạng.
Tự thân Đạo Giáo chia ra rất nhiều tông phái. Từ Đường, Tống về sau, Nam và Bắc Thiên-sư đạo, cùng với các tông phái khác như Thượng-thanh, Linh-bảo, Tịnh-minh, v.v... dần dần hợp lưu. Đến triều đại nhà Nguyên (1260-1368) thì tất cả đều qui vào Chánh-nhất phái, lấy bùa chú làm chính. Trước đó, dưới triều đại nhà Kim (1115-1234), Vương Trùng Dương ở Sơn-đông sáng lập Toàn-chân giáo, và vài người khác cũng lập một số tông phái khác, nhưng chỉ có Toàn-chân phái là cực thịnh. Cho nên, dưới triều đại nhà Nguyên, Toàn-chân phái và Chánh-nhất phái là hai tông phái chủ yếu của Đạo Giáo. Vương Trùng Dương nỗ lực điều hòa tư tưởng của ba tôn giáo Phật, Nho và Đạo, bỏ hết bùa chú và những giáo điều mê tín đã có từ trước, chú trọng đến giáo lí Phật giáo, nhất là Thiền Tông và đời sống xuất gia. Nhưng tình hình ấy không kéo dài lâu. Trong đời vua Nguyên Thế-tổ, Truyền thuyết về “Lão Tử Hóa Hồ” bỗng được khơi dậy, khiến phát sinh những cuộc tranh luận dữ dội giữa Phật giáo và Đạo Giáo. Cuối cùng thì phía Đạo Giáo bị thất bại, khiến cho nhà vua ban lệnh cấm Đạo Giáo hoạt động. Sự việc này đã xảy ra năm 1281. Từ đó Đạo Giáo thường xuyên bị đả kích nặng nề, cho nên thế lực cũng trở nên ngày càng suy yếu. Sau đó, sang triều đại nhà Minh (1368-1661), hai phái Chánh-nhất và Toàn-chân cũng vẫn tiếp tục lưu truyền. Đến triều đại nhà Thanh (1616-1911) lại càng suy vi. – Trong những triều đại trước kia, khi Đạo Giáo được thịnh hành, có uy thế lớn trong triều đình, các đạo sĩ thường dựa vào uy quyền của vua chúa để gây nên bao nhiêu pháp nạn thảm khốc cho Phật giáo (xem mục “Pháp Nạn Ba Vua Võ và Một Vua Tông”).
ĐẠI SƯ THỌ HỒNG VÀ ĐẠI SƯ ĐẠI HẠNH VÃNG SANH     Đàn Ong Ngăn Chặn Một Vụ Xử Oan     NÓI VÀ LÀM     Gõ Cửa Thiền – Thiếp Báo Danh     Câu Chuyện Khoản Đãi Thầy Giáo     45 phút ngồi thiền, sau 15 phút điều thân là thế nào?     Thất Lai Có Phải Đúng Bảy Lần Sinh Tử?     Tai Hại Làm Vợ Đẹp     Người nữ, kẻ tàn tật, hàng Nhị thừa không được vãng sinh?     Trong lúc sắp lâm chung không giữ được chánh niệm có được vãng sanh không?     




















































Pháp Ngữ
Người nào trí tuệ sâu xa
Nhận chân đường chánh, nẻo tà phân minh
Mục tiêu tối thượng đạt thành
Bà La Môn thật xứng danh vô cùng.


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,667,732